Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị nguồn nhân lực đào tạo cho ngành phần bón và dinh dưỡng cây trồng một cách bài bản để thực hiện nhiệm vụ xây dưng nền nông nghiệp sản xuất an toàn. Vậy thực trạng đào tạo ngành này ra sao, Dưới đây là bài viết về tổng quan đào tạo ngành phân bón và dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam hiện nay. Cùng tham khảo luôn nhé.

Nhu cầu nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Nhu cầu nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng
Nhu cầu nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón và dinh dưỡng cây trồng cần khoảng hơn 10 triệu tấn/ một năm. Việt Nam đã cấp phép hàng chục nghìn loại phân bón. Cũng chính bởi nhu cầu rất lớn vì vậy xuất hiện rất nhiều loại phân bón kém chất lượng gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp, nhà nước và người dân.

Để xử lý được vấn đề phân bón giả, kém chất lượng thì cần phải có đôi ngũ nguồn nhân lực đào tạo bài bản có trình độ cao về phân bón và dinh dưỡng cây trồng.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các công ty lớn như Phân bón Hà Lan, Vingroup, FLC, Hoàng Anh Gia Lai… đang có xu hướng đầu tư vào nống nghiệp bởi vậy cần có nguồn nhân lực có đủ trình độ cao về phân bón và dinh dưỡng để phát triển sản phẩm, cải tiến sản phẩm góp phần vào xây dựng thương hiệu uy tín phục vụ sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Chương trình đào tạo ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng
Chương trình đào tạo ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Sinh viên theo học ngành dinh dưỡng cây trồng và phân bón sẽ được trang bi các kiến thức:

  • Được học tiến trình hình thành đất, đặc tính cơ bản lý, hoá và sinh đất
  • Các chu trình dinh dưỡng xảy ra trong đất, sự sống trong đất
  • Vai trò của các sinh vật đối với dinh dưỡng trong đất
  • Kỹ thuật mô tả và chuẩn đoán đất bằng cách quan sát, cảm nhận qua giác quan, phân tích đất và cây trồng để có thể đưa ra kế hoạch quản lý dinh dưỡng phù hợp, lợi ích từ việc bón các loại phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ và luân canh cây trồng nhằm cải tạo độ phì nhiêu đất hướng đến canh tác nông nghiệp bền vững, kinh tế và thân thiện môi trường
  • Khoa học cây trồng, Khoa học đất và môi trường để xác định nhu cầu dinh dưỡng và phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả
  • Được vận dụng các kiến thức về công nghệ và thiết bị sản xuất phân bón, quản lý kinh tế và kiểm soát quá trình sản xuất và kinh doanh phân bón
  • Thực hiện quy trình quản lý chất lượng phân bón
  • Trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo thiết bị chuyên môn để phân tích chất lượng phân bón
  • Quy trình sản xuất một số loại phân bón
  • Xây dựng và triển khai quy trình bón phân
  • Kỹ năng khảo sát xử lý thông tin

Vị trí việc làm cho nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Vị trí việc làm cho nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng
Vị trí việc làm cho nhân lực ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng

Nếu học ngành phân bón và dinh dưỡng cây trồng thì người học sau khi tốt nghiệp sẽ làm ở những vị trí nào. Dưới đây là các vị trí sinh viên tốt nghiệp ngành Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng có thể đảm nhiệm:

Vị trí đảm nhiệm

  • Kỹ sư khảo sát chất lượng dinh dưỡng, độ phì nhiêu đất
  • Chuyên viên tư vấn cho các doanh nghiệp về quản lý đất bền vững, sản xuất và sử dụng phân bón
  • Tự mở co sở gia công, chế tạo sản phẩm phân bón các loại
  • Tự kinh doanh phân bón và vật tư nông nghiệp.
  • Kỹ thuật viên phụ trách kỹ thuật phân tích đất, thực vật và phân bón và môi trường
  • Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp dạy các môn học về nông hóa, phân bón của các cấp học
  • Kỹ sư phụ trách kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp ở các nông trại hoặc trang trại sản xuất cây trồng các loại.
  • Kỹ sư khảo sát, chuẩn đoán đất phục vụ cho thiết kế quy hoạch và sử dụng đất cho khu vực đô thị và nông thôn.
  • Vị trí quản lý hoặc chuyên gia tại các đơn vị khảo nghiệm, phòng kiểm nghiệm phân bón.

Địa điểm làm việc

  • Nhà máy, Công ty sản xuất phân bón các loại.
  • Doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực nông nghiệ, hữu cơ, phân bón và môi trường.
  • Các cơ quan thuộc lĩnh vực môi trường và nông nghiệp: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh…
  • Tổ chức, dự án hoạt động liên quan đến sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường.
  • Viện nghiên cứu chuyên sâu hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Top 5 cơ sở đào tạo ngành phân bón và dinh dưỡng cây trồng hàng đầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện nông nghiệp việt nam
Học viện nông nghiệp Việt Nam – Địa chỉ hàng đầu tạo tao ngành phân bón

Mã trường: HVN

Mã nhóm ngành: HVN11

Tổ hợp tuyển sinh

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Phương thức tuyển sinh:

  • Tuyển thẳng: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện
  • Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm
  • Xét điểm thi THPT quốc gia: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Trâu Qùy – Gia Lâm – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.6261.7578,
  • Website: https://www.vnua.edu.vn/
  • Facebook: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Đại Học Cần Thơ

Đại Học Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ

Tên ngành: Khoa học đất

Tên chuyên ngành: Quản lý đất và công nghệ phân bón

Mã ngành tuyển sinh: 7620103

Tổ hợp xét tuyển: Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07); Toán, Sinh, Tiếng Anh (D08)

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Đường 3/2, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 0292. 3872 728
  • Email[email protected]
  • Website: https://www.ctu.edu.vn/
  • Kênh tư vấn: https://www.facebook.com/ctu.tvts

Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

Tên ngành, nghề : TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã ngành, nghề: 5620111

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 1-2 năm

Đối tượng tuyển sinh:

  • Học 2 năm: Tuyển thí sinh đã Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
  • Học 1 năm: Tuyển thí sinh đáp ứng các tiêu chí sau: Có bằng tốt nghiệp THPT, Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên (khác ngành) hoặc chứng chỉ Giáo dục nghề nghiệp từ 1 năm trở lên (cùng nhóm ngành, nghề)

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ:
    Địa chỉ 1:
     40 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Quận 1
    Địa chỉ 2: 52 Đường D400, KP.3, P.Tân Phú, Quận 9
  • Số điện thoại: (028) 38225969
  • Email: [email protected]
  • Facebook: Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Nông Nghiệp Tp.HCM
  • Website: https://www.ats.edu.vn/

Trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn

  • Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
  • Đối tượng xét tuyển: Học sinh đã có chứng nhận tốt nghiệp THCS.
  • Thời gian đào tạo: Từ 01 đến 02 năm

Hồ sơ xét tuyển:

  • Phiếu đăng ký dự ứng tuyển vào giáo dục nghề nghiệp (theo mẫu)
  • Sơ yếu lý lịch (theo mẫu)
  • 2 Bản sao lưu bằng tốt nghiệp THCS có xác nhận chứng thực/ 2 Bản sao lưu bằng tốt nghiệp tạm thời có chứng thực đối với học sinh tốt nghiệp trong năm xét tuyển (2018).
  • 1 Bản sao lưu học bạ có chứng thực.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 2 Ngô Quyền, P. Hiệp Phú, Q. 9, TP HCM
  • Điện thoại: 028.3736.0520 – 028.3736.0345 – 0975.659770
  • Email: [email protected]; [email protected]
  • Website: www.dsgc.edu.vn; www.quan9vieclam.com

Trường Đại Học An Giang

Mã ngành: 7620110

Tên ngành: Khoa học cây trồng

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực sở hữu lượng kiến thức đầy đủ về trồng trọt; Có kĩ năng làm việc chung trong công việc và quản lý nguồn nhân lực; Thích ứng tốt với nhiều môi trường công việc như các cơ quan, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc start-up trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, B00, A18

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 18 Ung Văn Khiêm, P. Đông Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
  • Điện thoại: 0296 6256565
  • Email: [email protected]
  • Website: agu.edu.vn

Bài viết trên là chia sẻ của Gia sư tại Hà Nội về tổng quan đào tạo ngành phân bón và dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam hiện nay. Rõ ràng, nông nghiệp hiện vẫn rất quan trọng và không hề suy giảm, đặc biệt với xu hướng nông nghiệp 4.0 sắp tới, Chúng ta càng phải chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, chương trình đào tạo thật bài bản để đón đầu xu thế, tránh tụt lại phía sau.