Chi phí thiết kế website bán hàng trọn gói là bao nhiêu và bao gồm những gì luôn là những thắc mắc của hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp lần đầu tiên làm website. Bởi vậy, đúng như tiêu đề – bài viết này giasutaihanoi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chi phí thiết kế website bán hàng một cách đầy đủ, dễ hiểu nhất. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

1. Hiểu về quy trình thiết kế website bán hàng

Trước khi đi vào tìm hiểu các loại chi phí cần bỏ ra để làm website bán hàng, thì mình muốn các bạn hiểu về quy trình để tạo nên một website bán hàng trước, để từ đó có kiến thức cơ bản trước.

Đầu tiên, để tạo nên một website bán hàng thì thông thường sẽ trải qua những bước như sau:

Bước 1: Trao đổi ý tưởng, thông tin ban đầu

Bạn trao đổi ý tưởng. mong muốnn như: Quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, phong cách thương hiệu….
=> Bước này để bên đơn vị thiết kế website hiểu hơn về yêu cầu của khách hàng là bạn.

Bước 2: Lên kế hoạch và đề xuất thiết kế

Sau khi đã nắm bắt được ý tưởng, mục đích, và yêu cầu của bạn, đơn vị thiết kế sẽ bắt đầu lên kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng website. Trong bước này, họ sẽ:

Xác định cấu trúc website:
Phác thảo giao diện( trang chủ)
Đề xuất các tính năng

=> Bước này rất quan trọng vì nó giúp bạn hình dung rõ hơn về website sắp được thiết kế, đồng thời cho phép bạn đưa ra các chỉnh sửa hoặc bổ sung cần thiết trước khi tiến hành thiết kế chi tiết.

Bước 3: Thiết kế giao diện (UI/UX)

Khi bạn đồng ý với những nội dung trên tức là kế hoạch đã được thông qua, lúc này đội ngũ thiết kế sẽ bắt đầu tạo ra giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) chi tiết cho website của bạn.

Thiết kế đồ họa: Tạo ra các yếu tố hình ảnh, màu sắc, font chữ và bố cục tổng thể, đảm bảo rằng giao diện phản ánh được phong cách và thương hiệu của bạn.
Tối ưu UX: Đảm bảo rằng trải nghiệm người dùng trên website mượt mà, dễ sử dụng, và tối ưu hóa cho mục tiêu chuyển đổi, như việc mua hàng hoặc đăng ký thông tin.

=> Bước này sẽ giúp bạn có được cái nhìn hoàn chỉnh về giao diện website của bạn trước khi đội ngũ lập trình bắt đầu lập trình hay còn gọi là code website.

Bước 4: Lập trình và phát triển website

Sau khi giao diện thiết kế đã được bạn phê duyệt, đội ngũ phát triển sẽ tiến hành lập trình và xây dựng website. Công việc bao gồm:

Lập trình giao diện (Front-end): Chuyển đổi các thiết kế đồ họa thành mã HTML/CSS và JavaScript để hiển thị trên trình duyệt.
Phát triển tính năng (Back-end): Tạo ra các chức năng quản lý dữ liệu, xử lý đơn hàng, quản lý người dùng, và tích hợp các hệ thống thanh toán.
Tích hợp CMS (Content Management System): Cài đặt hệ thống quản lý nội dung để bạn có thể dễ dàng cập nhật sản phẩm, tin tức, và thông tin khác trên website.

=> Bước này kết thúc khi website của bạn đã hoàn thiện về mặt kỹ thuật và sẵn sàng để vận hành.

Bước 5: Kiểm tra và tinh chỉnh

Trước khi chính thức đưa website vào hoạt động, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ website để đảm bảo mọi thứ hoạt động như mong đợi.

Các công đoạn kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra chức năng
Kiểm tra hiệu suất
Kiểm tra bảo mật

=> Bước này sẽ giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi, đảm bảo rằng website của bạn hoạt động mượt mà và an toàn khi ra mắt.

Bước 6: Bàn giao và hướng dẫn sử dụng

Sau khi kiểm tra và tinh chỉnh, đơn vị thiết kế sẽ bàn giao website hoàn chỉnh cho bạn. Kèm theo đó là các tài liệu hướng dẫn sử dụng, và quản trị website.

=> Bước này đảm bảo rằng bạn hoàn toàn có thể quản lý và tự vận hành website một cách hiệu quả sau khi chính thức đi vào hoạt động.

Bước 7: Hỗ trợ và bảo trì sau khi ra mắt

Sau khi website được đưa vào hoạt động, đơn vị thiết kế thường cung cấp dịch vụ hỗ trợ và bảo trì để đảm bảo website luôn hoạt động tốt.

=> Bước này giúp bạn duy trì và phát triển website một cách bền vững, và yên tâm là website của bạn luôn hoạt động ổn định và đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh.

2. Chi phí thiết kế website bán hàng bao gồm những gì?

Về chi phí thiết kế website nói chung và website bán hàng nói riêng, thì thường nó sẽ là chi phí cho các thành phần của website bao gồm: Tên miền, hosting và code website.

Chi phí tạo website:

Đầu tiên, về chi phí tạo nên một website, thì sẽ bao gồm các chi phí như sau:

  • Thiết kế giao diện: Với những website thiết kế theo yêu cầu riêng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao thì chi phí cũng cao hơn.
  • Code website: Tùy vào giao diện và tính năng có phức tạp hay không sẽ có một mức giá riêng, từ vài triệu đến vài chục triệu.
  • Chi phí mua tên miền (Domain): Được coi là địa chỉ của website trên Internet. Dao động khoảng 300-700k/năm
  • Chi phí lưu trữ (Hosting): Tùy vào lưu lượng truy cập sẽ có gói hosting phù hợp, dao động 1-3 triệu/năm.
  • Chi phí bảo mật: Chi phí chứng chỉ SSL để bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công mạng. Giá từ vài trăm đến vài triệu/năm

Chi phí duy trì website:

  • Phí duy trì tên miền: như ở trên mình đã đề cập, tên miền sẽ tính theo năm, chứ không như code web là bàn giao dùng trọn đời.
  • Phí duy trì hosting: Hosting cũng tương tự tên miền, cần gia hạn theo năm
  • Phí tạo nội dung, cập nhật nội dung trên website, đẩy SEO ( thuê người viết blog, thuê nhân sự quản trị website, thuê agency….)

Chi phí nâng cấp website:

Sau khi website của bạn đã hoạt động một thời gian, và trong trường hợp bạn muốn website của mình “xịn xò” hơn, thì bạn sẽ có thể có các chi phí nâng cấp website bao gồm:

  • Chi phí nâng cấp giao diện
  • Chi phí bổ sung/nâng cấp tính năng
  • Nâng cấp hosting: trong trường hợp quy mô kinh doanh tăng, lượng truy cập website tăng thì bạn cần nâng cấp thông số gói hosting cao hơn….

Và đó là các chi phí cần bỏ ra để thiết kế website bán hàng. Bạn có thấy chi tiết và dễ hiểu không? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!