Sự phát triển của công nghệ 4.0 kéo theo mọi lĩnh vực trong cuộc sống và giáo dục của không nằm trong ngoại lệ. Một mô hình học tập mới ra đời nhằm thay thế cho mô hình dạy học truyền thông. Với mô hình này giảng viên không còn là trung tâm nữa, mà chính là học sinh là trung tâm, đó chính là mô hình Flipped Classroom. Mục tiêu của mô hình này là nâng cao học tập của từng học sinh bằng cách đảo ngược mô hình lớp học truyền thống. Vậy Flipped Classroom là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược. Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Lớp học theo mô hình Flipped Classroom là gì?
Flipped Classroom được hiểu là lớp học đảo ngược. Thoạt nghe tên bạn cũng đã hình dung ra được mô hình của lớp học này rồi đúng không ạ. Lớp học đảo ngược khiến nhiều người tò mò và đặt dấu hỏi. Theo cách hiểu đơn giản nhất học sinh thay vì đến lớp học trực tiếp nghe thầy cô giáo giảng bài thì học sinh có thể học tập trên lớp nghe thầy cô giảng bài rồi làm bài tập thì tại lớp học đảo ngược học sinh sẽ trao đổi với bạn bè về bài tập và học theo video thầy cô hướng dẫn hoặc hệ thống LMS hay website học trực tuyến.
Việc nhận thức của trẻ tại lớp học đảo ngược sẽ giúp cho trẻ tư duy phát triển một cách toàn diện theo 6 cấp độ khác nhau từ thấp đến cao là: ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng và phân tích tổng hợp và đánh giá. Lớp học đảo ngược thì học sinh quan sát học sinh và hướng dẫn khi các em gặp khó khăn trong học tập.
Những ưu điểm và nhược điểm của lớp học đảo ngược
Ưu điểm của Flipped Classroom là gì?
Flipped learning là gì? Hiện nay mô hình flipped classroom chưa thực sự phổ biến tại nước ta tuy nhiên nó chứa nhiều những điểm mạnh giúp học sinh phát triển tư duy toàn diện và đang thu hút các nhà giáo dục.
Lợi thế về không gian học
Là lợi thế về không gian học linh hoạt cho phép các kiến thức được truyền đạt mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó học sinh còn có thể tự lựa chọn cho mình một cách thức, thời gian và không gian học sao cho thuận tiện nhất với bản thân. Giảng viên thì không cần hàng ngày phải đến lớp soạn và học giáo trình mà kiến thức được truyền tải và tiếp thu từ xa giúp học sinh có thể nắm bắt kiến thức mà vẫn có thể theo sát được năng lực học tập của học sinh thông qua việc học sinh thảo luận và trao đổi bài giảng với nhau.
Mô hình giáo dục xu hướng mới
Nếu trong các lớp học truyền thống, giao viên kiểm soát các thông tin và vấn đề mà học sinh thảo luận thì tại lớp học đảo ngược, học sinh chính là những người chủ đạo sẽ tìm hiểu và thảo luận ý kiến của riêng mình theo các thông tin mà các em tìm hiểu trong chương trình học, giáo viên là người giúp đỡ các em giải quyết những khúc mắc chưa được giải đáp chứ không trực tiếp đứng trên bục giảng dạy. Các em học sinh sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhau, tương tác học tập từ nhau nhiều hơn hình thành thêm lối tư duy đa chiều và mạnh dạn thể hiện suy nghĩ cá nhân, tranh luận để bảo vệ ý kiến và quan điểm riêng của mình.
Tối ưu thời gian học tập
Các chương trình học của lớp học đảo ngược sẽ có những định hướng về nội dung và sẽ được các em tối ưu nhiều thời gian để khám phá và thảo luận. Giáo viên chỉ hướng dẫn rồi sẽ giúp em tự tìm hiểu về các kiến thức được các em chia sẻ với nhau và chỉnh sửa đúng đắn trước khi các em tiếp thu sâu kiến thức do vậy kiến thức sẽ được tiếp thu một cách đúng nhất. Đối với những câu hỏi trẻ em chưa tìm được câu trả lời thì giáo viên sẽ đưa ra những gợi ý trước khi giải đáp án.
Yêu cầu đối với phương pháp giảng dạy này đối với giáo viên cần phải có chuyên ngành sư phạm tốt thì mới mang lại chất lượng trong quá trình giảng dạy do đó việc đánh giá giáo viên cho chương trình học rất khắt khe buộc ứng viên phải là một giáo viên có trình độ sư phạm tốt để có thể lắng nghe thảo luận từ các em học sinh và cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho từng học sinh, đánh giá đúng năng lực của các em thông qua các buổi thảo luận.
Mang lại cho trẻ khả năng tư duy theo nhiều hướng
Theo 4 tiêu chuẩn của lớp học đảo ngược không chỉ thuyết phục các nhà giáo dục mà còn thu hút được nhiều bậc phụ huynh bởi tính sáng tạo trong học tập, rèn luyện khả năng tìm tòi và vận dụng các kiến thức vào trong học tập khiến các em hào hứng hơn việc tiếp thu kiến thức từ việc giáo viên truyền đạt kiến thức theo cách thụ động. Đây hứa hẹn là một phương pháp giảng dạy mới mang lại nhiều những ưu điểm thu hút được các nhà giáo dục ở Việt Nam trong tương lai.
Nhược điểm của Flipped Classroom là gì?
Sau khi đã biết ưu điểm của Flipped Classroom là gì thì tiếp theo hãy cùng làm rõ nhược điểm của mô hình học đảo ngược thú vị này. Trên thực tế thì mô hình lớp học đảo ngược chưa được thực hiện nhiều và nếu nó được đưa vào thực tế thì cũng có những bất cập cần phải xử lý
Chưa tối ưu chi phí
Để theo học mô hình của lớp học đảo ngược không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để cung cấp hạ tầng và phương tiện truyền thông cho con em mình học tập, tham gia vào lớp học này.
Cần tính tự giác cao
Bản thân mỗi học sinh cũng không phải em nào cũng biết cách lấy tài liệu và tiếp thu kiến thức khi chưa có sự hướng dẫn của giảng viên và tâm lý chung của phụ huynh là thời gian học ở trường các em có thể học nhưng thời gian ở nhà là thời gian các em vui chơi và tham gia các hoạt động ngoại khóa chứ không phải là để nhận bài vở từ giáo viên và học tiếp.
Khó khăn trong cách giảng dạy
Nhiều trường học sẽ áp dụng không hiệu quả do việc hướng dẫn sai cách của giáo viên đã vô tình biến học sinh thành các buổi luyện đề. Học sinh có những nhận thức giống nhau sẽ thường tụ thành nhóm do vậy khiến tốc độ lớp học bị chênh lệch và có nhiều em sẽ bị bỏ lại phía sau vì không theo kịp chương trình học. Với mô hình này nếu giáo viên không biết cách áp dụng thì sẽ dễ dàng quay lại học theo phương pháp học tập truyền thống.
So sánh lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống
Sau khi đã tìm hiểu tương đối về mô hình học Flipped Classroom là gì, ưu nhược điểm của hình thức học này thì giờ chúng ta cùng so sánh lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống ngay để xem chúng khác nhau như thế nào và liệu flipped classroom có đem lại hiệu quả vượt trội hơn hình thức học truyền thống không nhé!
Đặc điểm | Lớp học đảo ngược | Lớp học truyền thống |
Sự tham gia của học sinh | Học sinh chủ động, tích cực học tập, tìm hiểu kiến thức. | Học sinh thụ động, phụ thuộc vào giáo viên. |
Kỹ năng học tập | Học sinh phát triển các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề. | Học sinh chủ yếu phát triển kỹ năng ghi nhớ, hiểu bài. |
Thành tích học tập | Học sinh có thành tích học tập cao hơn, đặc biệt là ở các cấp độ tư duy cao. | Học sinh có thành tích học tập tương đương nhau. |
Đối tượng học sinh | Phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. | Phù hợp với học sinh có khả năng tự học tốt. |
Trang thiết bị | Yêu cầu có đủ thiết bị kết nối internet để học sinh học tập ở nhà. | Không yêu cầu trang thiết bị đặc biệt. |
Thời gian | Yêu cầu học sinh dành thời gian tự học ở nhà. | Không yêu cầu học sinh dành thời gian tự học ở nhà. |
Ứng dụng mô hình Flipped Classroom tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam, ngoài hình thức giáo dục trực tuyến E-learning ra, thì mô hình lớp học đảo ngược còn nhiều điều khá mới mẻ và nó chỉ được áp dụng tại một số mô hình lớp học tại đại học FPT, trường anh ngữ Việt Mỹ VATC hay tại trung tâm giáo dục tiếng anh Apollo,… và mô hình này đã cho kết quả là 4 lớp học với hơn 100 sinh viên tại FPT có kết quả học tập tích cực, tỷ lệ học sinh đỗ các môn thực hành cũng tăng và nhiều sinh viên thấy thích thú với mô hình học tập này.
Lớp học đảo ngược tuy chưa thay thế hoàn toàn theo các phương pháp học tập truyền thống tại Việt Nam tuy nhiên mô hình này có nhiều tiềm năng trong tương lai sẽ trở thành phương pháp học tập phổ biến tại nước ta. Hy vọng những chia sẻ trên giúp cho bạn nắm được tổng quan mô hình Flipped Classroom là gì? Cũng như ưu và nhược điểm của mô hình giáo dục mới này.