Chúng ta thường nghe nói nhiều về ngành xuất nhập khẩu, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngành xuất nhập khẩu là gì, vẫn còn nhiều bạn trẻ đang băn khoăn về việc có nên theo học ngành xuất nhập khẩu hay không do mơ hồ về công việc sau khi tốt nghiệp. Vì thế, ở bài viết hôm nay, GiasutaiHaNoi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này với hy vọng có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa ngành xuất nhập khẩu. Cùng tìm hiểu nhé!

Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Theo Luật Thương Mại, xuất nhập khẩu là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với những thương nhân nước ngoài dựa theo các hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm cả những hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

ngành xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động thương mại của một quốc gia. Ngành xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc liên kết nền kinh tế giữa các quốc gia và với thế giới.

Học ngành xuất nhập khẩu ra trường làm gì?

Nhân viên kinh doanh XNK (Sale)

Khi quyết định làm nhân viên kinh doanh ở ngành xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc 3 vị trí sau:

Nhân viên sale tại các công ty xuất khẩu, trading

Vị trí này còn được gọi là oversea sale, thường có mặt ở các công ty chuyên về trading như kinh doanh gạo, cafe, cao su,… cho những đối tác nước ngoài. Công việc này yêu cầu khả năng về ngoại ngữ bởi bạn sẽ phải thường xuyên lên mạng tìm kiếm khách hàng nước ngoài và bán hàng.

nhân viên sale ngành xuất nhập khẩu

Bên cạnh tìm kiếm khách hàng mới, vị trí này cũng cần chăm sóc các khách hàng cũ. Về mặt thu nhập, ngoài lương cơ bản thì bạn còn được thưởng thêm khoản hoa hồng khi bán được hàng.

Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu

Công việc chính của vị trí này là tìm kiếm các công ty forwarder hoặc khách hàng trực tiếp để chào bán giá cước tàu, thu nhập cũng khá tốt và có cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Nhân viên sale tại các công ty forwarder

So với nhân viên sale tại các hãng tàu thì nhân viên kinh doanh tại các công ty forwarder có phần vất vả hơn vì họ thường phải sale cả cước tàu, thủ tục hải quan và tracking. Họ sẽ đóng vai trò trung gian giữa shipper và hãng tàu. Mức thu nhập khá tốt nếu bạn có nhiều khách hàng.

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu (Docs – Cus)

Vị trí thuộc ngành xuất nhập khẩu này thích hợp cho những ai yêu thích công việc văn phòng mà không quá áp lực. Ngoài ra, công việc này thường xuyên phải nhập số liệu vào máy tính nên sẽ đòi hỏi người nhân viên có tính cẩn thận, vì thế sẽ khá phù hợp với các bạn nữ.

Các sinh viên mới tốt nghiệp nên cân nhắc vị trí này vì nó giúp bạn sẽ học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau đó, nếu bạn muốn chuyển qua mảng sale thì sẽ có nhiều lợi thế hơn.

nhân viên chứng từ

Ở những công ty xuất, nhập khẩu lớn, nhân viên chứng từ sẽ phụ trách các chứng từ giúp cho hàng hóa được xuất, nhập một cách suôn sẻ. Mặt khác, ở một số công ty nhỏ, bạn sẽ phải làm tổng hợp từ khâu hợp đồng, đóng hàng, booking, vận chuyển cho đến khai hải quan và thanh toán.

Ở những công ty vừa và nhỏ thì vị trí nhân viên chứng từ có thể hiểu chung là Docs và CS. Những công việc chính sẽ bao gồm:

  • Liên lạc, đàm phán và thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng, thực hiện quá trình ký kết với khách hàng hoặc nhà cung cấp.
  • Hoàn tất bộ chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ vận chuyển, những thủ tục giao, nhận hàng hoặc thủ tục thanh toán.
  • Quản lý và theo dõi thời gian xuất, nhập hàng của các hợp đồng và đơn hàng.
  • Liên lạc với ngân hàng để mở thư tín dụng.
  • Liên hệ với các hãng tàu hay các công ty forwarder để lấy booking hoặc làm các dịch vụ.
  • Làm việc với nhà xe để lên kế hoạch vận chuyển các lô hàng.

Nhân viên thu mua (Purchaser)

Vị trí này thường được tuyển dụng bởi các công ty xuất khẩu cần nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của nhân viên thu mua là tìm kiếm đối tác, kiểm định chất lượng nguyên, vật liệu đầu vào, chốt đơn hàng, ký hợp đồng với các nhà phân phối trong và ngoài nước. Đồng thời phối hợp với bộ phận kho, bộ phận kinh doanh để tiến hành sắp xếp với đối tác thời điểm nhập hàng về kho.

Đây là công việc phù hợp với các bạn có tính cách nhanh nhẹn, linh hoạt, quá trình làm việc cũng không quá vất vả, chủ yếu là gặp gỡ đối tác ở những nơi lịch sự, trang trọng. Vì bạn đóng vai trò là người mua nên sẽ luôn được các nhà cung cấp ưu đãi, quan tâm. Vị trí này không áp đặt doanh số, tuy nhiên sẽ có áp lực về mặt thời gian, vì vậy bạn cần phải biết cách sắp xếp công việc hiệu quả.

Nhân viên hiện trường, giao nhận

Nhân viên hiện trường

Đây là vị trí phải di chuyển thường xuyên, vì thế sẽ phù hợp với các bạn nam hơn. Công việc chính của bạn sẽ bao gồm: giao, nhận các bộ chứng từ, nộp thuế, ra cảng, sân bay, các cửa khẩu hải quan, chuyển phát nhanh hồ sơ thủ tục các cho doanh nghiệp ngành xuất nhập khẩu, làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), bảo hiểm, hun trùng (một biện pháp xử lý mối, mọt, côn trùng ở hàng hóa, bưu kiện)

Nhân viên thanh toán quốc tế

Vị trí này thường làm việc tại các ngân hàng hoặc công ty lớn có riêng một phòng thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế bao gồm: mở thư tín dụng (L/C), chuyển tiền bằng điện (T/T), thanh toán D/P (Documents against Payment), kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…

Vị trí này yêu cầu người làm việc phải am hiểu về mảng xuất nhập khẩu, Logisitcs nhằm hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, nhân viên thanh toán quốc tế cũng phải khá tiếng Anh, nắm rõ các tiêu chuẩn như UCP 600 và một số nguyên tắc quốc tế khác. Vì làm việc với chứng từ nhiều nên cũng đòi hỏi phải có tính cẩn thận, kỹ lưỡng.

Nhân viên điều vận đội, bãi xe (co – ordinator)

Công việc này có tính chất không cố định và cũng khá vất vả. Nhiệm vụ chính của nhân viên điều vận đội xe, bãi xe là điều động xe để đóng hàng, nâng hạ, rút hàng khỏi container. Vị trí này đòi hỏi sự hiểu biết về đường xá, phương tiện chở hàng nên sẽ đặc biệt phù hợp với các bạn nam.

nhân viên kho bãi

Nhân viên hải quan

Đây là một vị trí công chức nhà nước, thực hiện các công việc liên quan đến thuế, nghiệp vụ hải quan giúp cho việc thông quan hàng hóa. Vị trí này thường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các trường như: Trường Hải Quan Việt Nam, Học viện Tài Chính, Cao đẳng Tài Chính Hải Quan.

Nhân viên đại diện công ty đa quốc gia

Đây là một vị trí cấp cao, không những đòi hỏi chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm dày dặn về mảng xuất nhập khẩu mà còn cần hội tụ nhiều kỹ năng về IQ và một số tố chất cụ thể. Đây là vị trí mơ ước mà rất nhiều nhân viên xuất nhập khẩu hướng đến sau nhiều năm trong nghề.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu

Theo dự đoán của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng tại TPHCM, trong giai đoạn 2015 – 2020, nhu cầu nhân lực ở các nhóm ngành Xuất nhập khẩu – Logistics vẫn còn thiếu hụt lên đến 80% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, tương đương với 25.000 vị trí việc làm/năm.

cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu

Tại thành phố Đà Nẵng, trong số 27.000 doanh nghiệp, chiếm đến 80%  là các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, hơn 800 công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi. Bên cạnh đó, hiện có gần 60 chi nhánh ngân hàng được kết nối giao dịch quốc tế và 30 công ty bảo hiểm trong nước cũng như ngoài nước. Qua đó, có thể thấy người học ngành xuất nhập khẩu có cơ hội rất rộng mở trong tìm kiếm việc làm.

Song song đó, một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua ở ngành xuất nhập khẩu chính là mức thu nhập. Theo thống kê, mức lương ở ngành nghề này khá cao so với mặt bằng chung ở khối ngành kinh tế. Với những sinh viên mới tốt nghiệp, mức lương dao động khoảng 5 – 6 triệu đồng/ tháng và tăng dần theo mức kinh nghiệm, sau 2 năm khoảng 7, 8 triệu đồng và hơn 10 triệu đồng đối với những nhân viên có hơn 5 năm kinh nghiệm.

Theo công ty nhập hàng Cẩm Thạch, thì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thiếu nhân sự cho các công việc nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa giựa Việt Nam với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, cơ hội việc làm còn rất mở rộng.

Với những ai hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý chí phấn đấu, họ sẽ sớm có cơ hội phát triển ở các vị trí cao hơn như trưởng bộ phận, trưởng các phòng chuyên môn,…

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những vị trí công việc trong ngành xuất nhập khẩu. Mong rằng bạn sẽ có thêm cơ sở để đưa ra quyết định về việc có nên theo đuổi ngành học này hay không cũng như có định hướng nghề nghiệp cụ thể trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Nên học tiếng Trung Quốc không? Học xong ra làm gì?